Thành lập quốc hội Chính_quyền_Minh_Trị

Các nhà lãnh đạo chính quyền, từ lâu ám ảnh về đe dọa bạo lực với sự ổn định và bị chia rẽ vì vấn đề Triều Tiên, nói chung đồng ý rằng chính thể đại nghị sẽ được thành lập vào một ngày nào đó. Kido Takayoshi ủng hộ thể chế chính quyền lập hiến từ trước năm 1874, và vài lời đề xuất cung cấp sự bảo đảm hiến pháp đã được phác thảo. Nhóm đầu sỏ chính trị, tuy vậy, trong khi nhận thức được áp lực chính trị thực tại, quyết tâm duy trì quyền lực. Hội nghị Osaka năm 1875 dẫn đến việc tái tổ chức chính quyền với bộ máy tư pháp độc lập và bổ nhiệm Viện Nguyên lão có trách nhiệm xem xét các lời đề nghị về Hiến pháp. Thiên hoàng tuyên bố rằng "chính thể đại nghị sẽ được thành lập dần từng bước" khi ông ra lệnh cho Viện Nguyên lão soạn thảo Hiến pháp. Năm 1880, đại biểu từ 24 phiên tổ chức hội nghị toàn quốc để thành lập Kokkai Kisei Dōmei (Liên đoàn thành lập Quốc hội).

Mặc dù chính phủ không phản đối các quy định của nghị viện, đối đầu với việc thúc đẩy "nhân quyền", nó tiếp tục cố kiểm soát tình hình chính trị. Các luật mới năm 1875 cấm báo chí phê phán chính quyền hay thảo luận về các bộ luật quốc gia. Luật hội họp công cộng (1880) hạn chế nghiêm khắc việc tụ tập công cộng bằng cách không cho phép các viên chức nhà nước có mặt và yêu cầu mọi buổi mítting phải có sự cho phép của cảnh sát. Tuy vậy, trong vòng kiềm tỏa của luật pháp, và bất chấp các bước đi mang tính bảo thủ của giới lãnh đạo, Okuma tiếp tục là người đơn độc chủ trương chính thể kiểu Anh, chính thể với các đảng chính trị và một nội các do đảng đa số tổ chức, chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Ông kêu gọi tuyển cử vào năm 1882, triệu tập quốc hội vào năm 1883; trong khi thực hiện việc đó, ông tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị kết thúc năm 1881 với một chiếu chỉ tuyên bố triệu tập quốc hội vào năm 1890 và sa thải Okuma khỏi chính phủ.

Từ bỏ chính thể kiểu Anh, Iwakura Tomomi và những người bảo thủ khác vay mượn chủ yếu từ hệ thống hiến pháp Vương quốc Phổ. Một trong các phiên phiệt, Itō Hirobumi, một người gốc Chōshū từ lâu tham dự vào các sự vụ chính phủ, được giao trách nhiệm soạn thảo hiến pháp Đế quốc Nhật Bản. Ông dẫn đầu phái đoàn học tập hiến pháp ra nước ngoài năm 1882, phần lớn thời gian ở Đức. Ông từ chối Hiến pháp Hoa Kỳ vì "quá tự do" và hệ thống kiểu Anh vì quá dễ dãi và có một quốc hội với nhiều quyền kiểm soát với triều đình; kiểu Pháp và Tây Ban Nha bị từ chối vì hướng đến chế độ chuyên quyền.